1. Trang trí món ăn bắt mắt
Mẹ hãy trang trí món ăn bắt mắt
Thay vì bày biện các món lên đĩa hay vào bát như bình thường, mẹ hãy thử sáng tạo thêm khi trang trí món ăn. Mẹ có thể xếp cơm kèm với một vài miếng cà rốt, rau xanh trang trí để làm hình chú gà, ngôi nhà hay cái cây…Mẹ có thể tham khảo thêm các mẫu trên mạng để áp dụng khi trang trí.
Lưu ý là với cách này thì mỗi đĩa thức ăn chỉ để một lượng vừa phải. Lúc này, trẻ sẽ thấy hứng thú hơn với món ăn bày biện sáng tạo của mẹ và tự tin sẽ ăn được hết chỗ thức ăn dễ dàng.
2. Thực đơn đa dạng
Trẻ sẽ thấy ngon miệng hơn nếu mẹ thường xuyên thay thực đơn. Nếu người lớn chán khi phải ăn những món lặp đi lặp lại thì trẻ con còn thấy tệ hơn. Mẹ hãy chọn các món trẻ thích ăn, cô gắng chế biến món hợp khẩu vị trẻ và thường xuyên ra món mới.
3. Cho trẻ ngồi ăn đúng tư thế
Mẹ hãy chọn cho trẻ một chiếc ghế có dựa phía sau và trẻ có thể ngồi thẳng lưng. Trẻ ngồi phải ngang tầm thức ăn mới ăn dễ dàng và các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa giãn nở tối đa.
Điều này giúp cho thức ăn dễ dàng được tiêu hóa, hấp thụ, tránh không đầy hơi, chướng bụng. Có thể ban đầu, trẻ thấy khó chịu khi phải ngồi thẳng. Tuy nhiên, trẻ sẽ quen dần, hệ tiêu hóa hoạt động tốt, trẻ thấy ngon miệng hơn. Mẹ không nên cho trẻ đi ăn rong hoặc vừa ăn vừa chơi.
4. Không ép buộc trẻ
Mẹ không nên ép trẻ ăn nhiều mỗi bữa. Nếu thấy trẻ có biểu hiện như mím môi, ngậm, nôn ọe, không chịu ăn có nghĩa trẻ không muốn ăn nữa. Mẹ đừng nên ép kiểu ăn nốt miếng nữa hay uống nốt nước sẽ phá hỏng cơ chế tự điều chỉnh của trẻ và trẻ ăn cũng chẳng thấy ngon miệng gì.
5. Không cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi, ipad
Để dỗ trẻ ăn nhiều hơn, bố mẹ hay cho trẻ vừa ăn vừa xem tivi hay ipad. Dù nhờ vậy trẻ ăn nhiều hơn nhưng gây hại cho dạ dày trẻ vì trẻ sẽ ngậm hoặc nuốt mà không nhai. Trẻ không để ý nên không cảm nhận mùi vị thức ăn, ăn không ngon miệng, lâu dần sẽ dẫn đến chán ăn.
6. Cho trẻ ăn đúng “quà vặt”
Thay vì cho trẻ ăn bánh kẹo, bim bim, uống nước ngọt trong các bữa ăn nhẹ thì mẹ hãy cho trẻ uống sữa, uống nước ép hay ăn hoa quả tươi. Như vậy vừa giảm cơn đói lại rất tốt cho sự phát triển của trẻ.
7. Để trẻ tự ăn
Hãy cho trẻ chủ động bằng cách để trẻ tự ăn
Đây là cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn khá hiệu quả. Mẹ không nên canh bên cạnh để đút ăn cho trẻ suốt. Hãy cho trẻ chủ động bằng cách để trẻ tự ăn. Dù làm như vậy, lúc đầu trẻ thường bôi bẩn mặt mũi, quần áo, nhưng trẻ sẽ chủ động và tập trung hơn vào món ăn.
Khi tự cảm nhận được hương vị món ăn, trẻ sẽ thấy ngon miệng hơn. Để trẻ thích thú hơn khi ăn, mẹ hãy cho con ăn bằng chén, đĩa, thìa có hình nhân vật hoạt hình yêu thích.
8. Sử dụng sản phẩm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn
Sử dụng sản phẩm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn
Trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm giúp cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ. Mẹ có thể cho trẻ thử dùng sản phẩm Fitobimbi Appetito (chi tiết tham khảo tại Appetito.vn/).
Đây là sản phẩm giúp làm tăng hương vị món ăn. Từ đó, trẻ thấy ngon miệng, muốn ăn nhiều hơn và thèm ăn tự nhiên. Sản phẩm rất phù hợp để con yêu thèm ăn trở lại. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa ở trẻ, cung cấp các loại vitamin, khoáng chất, acid amin từ thực vật giúp bé tăng cường hấp thu và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng hiệu quả.
Hy vọng dựa vào những bật mí trên, mẹ sẽ biết cách giúp trẻ ăn ngon miệng. Để con yêu ăn ngon, hấp thụ thức ăn tốt. Từ đó, cơ thể có đủ chất dinh dưỡng cần thiết phục vụ cho nhu cầu phát triển cả trí não và thể chất.
ăn không, ngon miệng, dinh dưỡng, lo lắng, giải pháp, khả thi, hiệu quả
Ý kiến bạn đọc