Ông Hà Thanh Quốc - GĐ Sở GDĐT phát biểu khai mạc Hội nghị
Trong 6 năm qua (2010 – 2016), SEQAP đã tăng cường đầu tư cho các trường để tăng cường nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu FDS; bổ sung CSVC-TB dạy học, hỗ trợ nhà trường và học sinh khó khăn để thực hiện FDS" (bao gồm: Lương giáo viên; cải thiện CSVC hạ tầng; chi phí thường xuyên của nhà trường; hỗ trợ một phần ăn trưa cho học sinh nghèo khó khăn; khen thưởng học sinh đạt kết quả tốt, hỗ trợ học sinh gặp khó khăn đột xuất) ở 48 trường tiểu học thuộc 8 huyện: Nam Trà My, Bắc Trà My, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang, Phước Sơn, Nông Sơn, Hiệp Đức. Chỉ tính riêng việc thực hiện XDCB, SEQAP đã đầu tư xây dựng CSVC tại 43 trường, gồm: 69 phòng học, 7 phòng đa năng, 52 nhà vệ sinh, tổng giá trị xây dựng trên 40 tỉ đồng.
Mục tiêu trọng tâm của SEQAP là chuyển trường tiểu học sang mô hình FDS, tăng điều kiện và thời lượng học tập nhằm đạt chất lượng giáo dục tiểu học theo yêu cầu. Có 48/48 trường thực hiện T35 ở điểm trường chính; trong đó, có 40/48 trường tổ chức cho 100% học sinh học cả ngày (đạt 83,3 %). Có 180/195 điểm trường tổ chức cho 100% học sinh học cả ngày. Số học sinh nghèo, nhà xa được SEQAP hỗ trợ ăn trưa - bán trú tại trường. Năm học 2015-2016, có 171 điểm trường tổ chức ăn trưa-bán trú cho 6310 học sinh (đạt 52,2% ), trong đó có 4.743 học sinh DTTS (khoảng 75% tống số học sinh ăn trưa). Những học sinh không thuộc đối tượng SEQAP hỗ trợ cũng được phụ huynh đóng góp cho các em cùng ăn trưa – bán trú. Giáo viên sau buổi dạy cùng ở lại lớp giúp tổ chức cho các em ăn ngủ, sinh hoạt, vui chơi, đảm bảo an toàn, sức khỏe. Việc tổ chức cho học sinh ăn trưa, bán trú tại trường vừa đảm bảo sức khỏe vừa là điều kiện để học sinh được theo học cả ngày. Đây là giải pháp rất hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học đối với học sinh nghèo ở miền núi đặc biệt khó khăn. Các nhà trường sử dụng hợp lý quỹ thời gian tăng thêm giúp học sinh củng cố kiến thức, kỹ năng các môn học. Thời khóa biểu tất cả các tiết học được sắp xếp linh hoạt trong một chỉnh thể của kế hoạch FDS theo hướng dẫn của Ban quản lý SEQAP – Bộ GD&ĐT phù hợp với tâm - sinh lý học sinh tiểu học, đảm bảo tính sư phạm và đạt hiệu quả giáo dục cao. Các hỗ trợ của SEQAP đã có tác dụng giúp địa phương, nhà trường và cha mẹ học sinh (CMHS) giải quyết có hiệu quả những vướng mắc trong việc huy động hết số trẻ em trong độ tuổi ra học; đã giảm thiểu số học sinh bỏ học do hoàn cảnh khó khăn; nâng sức khỏe và cải thiện chất lượng giáo dục. Chính vì thế, các cấp chính quyền, nhà trường, cộng đồng và CMHS nhiệt tình ủng hộ và tích cực tham gia có hiệu quả các hoạt động chuyển đổi nhà trường sang dạy học cả ngày.
Qua 6 năm triển khai thực hiện, SEQAP đã đạt được các mục tiêu cơ bản đề ra. Và có thể khẳng định, đây là giải pháp tốt đảm bảo thực hiện chất lượng giáo dục đối với miền núi khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Dịp này, Giám đốc Sở GDĐT đã trao tặng Giấy khen cho 8 tập thể và 16 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong viện triển khai thực hiện SEQAP.
tổ chức, hội nghị, tổng kết, thực hiện, chương trình, đảm bảo, giáo dục, trường học, tham dự, giám đốc, quản lý, nhà giáo, chuyên gia, tư vấn, thành viên, hiệu trưởng, kế toán, đại diện, tiểu học, tham gia, chủ trì
Ý kiến bạn đọc